GIỚI THIỆU TÁC PHẨM

NGUYỄN CHÍ THIỆN

TRÁI TIM HỒNG

Của Trần Phong Vũ

 

Nguyễn Chí Thiện không c̣n hiện diện trên trần thế như một người đời. Nhưng Nguyễn Chí Thiện c̣n măi trong ḷng người đời và trong kho tàng văn học như một viên kim cương óng ánh. Người ta đă nói về anh, đă viết về anh thật nhiều. Mỗi bài viết phản ảnh một cái nh́n, biểu lộ một góc độ sáng chói của viên kim cương này. Nhưng đến hôm nay, chúng ta mới t́m thấy một tổng hợp về Nguyễn Chí Thiện qua ng̣i bút của Trần Phong Vũ trong tác phẩm mang tên Ngưyễn Chí Thiện-Trái Tim Hồng.

Cụm từ Trái Tin Hồng, kết tinh nội dung của tác phẩm, chính là lời trăn trối của Nguyễn Chí Thiện gửi lại truớc khi ĺa đời:

          Một trái tim hồng với bao chan chứa

          Ta đặt lên bờ dương thế trước khi xa

Thế đó, Nguyễn Chí Thiện đă đi xa, nhưng Trái Tim Hồng c̣n  đây!

Tác phẩm dày 560 trang gồm 3 Phần 12 Chương, và một phần Phụ Lục, trải rộng một cái nh́n bao quát về Nguyễn Chí Thiện qua cuộc sống và con người-hồn thơ và chất thơ- cùng vài mảnh vụn, một nỗi ḷng và âm vang từ mọi giới..

 

Qua tŕnh tự của tác phẩm, chúng ta có thể h́nh dung đuợc Nguyễn Chí Thiện như một “con người ở đời” với nhiều đắng cay nghiệt ngă, nhưng chính cái đắng cay nghiệt ngă đó lại xác định Nguyễn Chí Thiện là một thi sĩ, đúng theo nhận định của Holderlin, “Đă hẳn người đời chất đầy sự nghiệp, nhưng người ở đời thiết yếu là thi sĩ”. Thật vậy, qua ng̣i bút của Trần Phong Vũ, Nguyễn Chí Thiện đă xuất hiện như một thi sĩ đúng nghĩa thi sĩ, với 27 năm tù, với thân xác bệnh hoạn, nhưng với tâm hồn nhân hậu bao dung, một trái tim hồng và một ư chí kiên cường, thể hiện bằng những vần thơ sắt thép. Có thể nói, địa ngục đă nở hoa, bởi lẽ Nguyễn Chí Thiện từ chốn tù đày nghiệt ngă, đă vịn thơ đứng dậy như chiến sĩ văn hóa, một dũng sĩ vung gươm trừ ác, một con người đạt nhân, và đáng nói hơn hết, một nỗi oan chưa dứt do những đám mây mù truyền thông thiếu lương thiện tung ra, mà chính anh đă có lần gọi đó là “thây ma truyền thông”.

 

Thứ nhất, Nguyễn Chí Thiện là một chiến sĩ văn hóa.

Theo Trần Phong Vũ và nhiều văn thi hữu khác, Nguyễn Chí Thiện không phải là nhà chính trị, hay là người hoạt động cộng đồng, mà chỉ là một nhà thơ: “Tự biết ḿnh chẳng là ǵ và cũng chẳng có ǵ ngoài những vần thơ để chống lại cả bộ máy quyền  lực khổng lồ gian ác trong tay Đảng và Nhà Nuớc độc tài cộng sản.”  Đồng t́nh với Trần Phong Vũ, LS Trần Thanh Hiệp cũng nhận thấy thơ của tác giả Hoa Địa Ngục bừng lên một sức sống vô biên: “Sự thật, ông chỉ là một nhà thơ đă dám sống chết với thơ của ḿnh, một nhà thơ với thân h́nh đau ốm, với một cuộc sống mà tất cả mọi quyền đều bị tước đoạt, nhưng với một vũ khí độc nhất là ngôn ngữ, đă duy tŕ đuợc một cuộc đối kháng lâu dài, chống lại cả một bộ máy đàn áp khổng lồ mà không bị tiêu diệt.”

          Trong bóng đêm đè nghẹt

          Phục sẵn một mặt trời

          Trong đau khổ không lời

          Phục sẵn toàn sấm sét

          Trong lớp người đói rét

          Phục sẵn những đoàn quân

          Khi vận nuớc xoay vần

          Tất cả thành nguyên tử

 Thơ Nguyễn Chí Thiện đă kết tinh thành nguyên tử, bắn đi tứ phía những tia lửa phát ra mănh lực phi thường:

          Thơ vẫn đó gông cùm trên ván

          Âm thầm, thâm tín, kiên gan..

          Tất cả suy tàn, sức thơ vô hạn

          Thắng không gian và thắng cả thời gian

         

Sức thơ vô hạn là phải, v́ thơ của Nguyễn Chí Thiện chỉ là cái KHÔNG, nhưng là cái “không’ của Đạo giáo trong vô vi, là nguồn gốc của tất cả “vô danh thiên địa chi thủy”:

 

          Thơ của tôi không phải là thơ

          Mà là tiếng cuộc đời nức nở..

          Toàn tiếng của cuộc đời sống dở

          Và chết thời cũng dở, phải đâu thơ!

 

Thế là Thơ đă nhập vào Đạo, và từ cái Không, nảy sinh ra cái Có tràn đầy, nổ ra  thành nguyên tử chống lại chủ trương hủy diệt con người, chảy tuôn thành suối văn hóa, cuốn trôi những hành động phi văn hóa của cộng sản, của những con người “khổng lồ đầy gân thiếu trái tim”

 

Thứ hai, Nguyễn Chí Thiện là một dũng sĩ vung gươm trừ Ác.

Trong suốt bề dày của tác phẩm, Trần Phong Vũ đă mô tả Nguyễn Chí Thiện như một dũng sĩ, vung gươm tuyên chiến với tội ác. Theo cá nhân tôi, cái tên Chí Thiện cha mẹ đặt cho anh thật thích hợp. Anh đă đi trọn con đường chí thiện, quyết chống lại cái ác mà tiêu biểu là tội ác của Đảng cộng sản, như anh đă thổ lộ: “Mục đích duy nhất của thơ tôi chỉ là tố giác tội ác cộng sản, v́ thế, đặc tính nghệ thuật trong đó thuộc hàng thứ yếu, có cũng được mà không có đối với riêng tôi cũng không sao”

 

Trần PhongVũ đă muợn lời BS Phạm Hồng Sơn, xác quyết rằng, luỡi gươm của dũng sĩ Nguyễn Chí Thiện đă chỉa thẳng vào 3 huyệt đạo cấm kỵ của cộng sản. Đó là Đảng cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh và chủ nghĩa cộng sản quốc tế.

 

          Về Đảng cộng sản Việt Nam, thơ Nguyễn Chí Thiện qủa là bản cáo trạng tội ác tày trời của Đảng, gieo mầm tội lỗi, xông mùi xú khí tanh hôi

          Trên mảnh đất Đảng gieo mầm tội lỗi

          Trong lành cũng phải tanh hôi

          Trẻ con chưa nứt mắt đă tù rồi

          Bạo lực đi về rất vội

Tội nặng nhất của Đảng là hủy diêt truyền thồng văn hóa cao đẹp của dân tộc, biến trẻ em thành trộm cướp, phụ nữ thành đĩ điếm

          Đảng d́u dắt thiếu nhi thành trộm cuớp

          Giải phóng đàn bà thành đĩ thành trâu..

Thế th́ phải giải thể lập tức Đảng cộng sản Việt Nam, để dân Việt có đuợc hơi thở trong lành

          Đảng tắt thở cuộc đời mới thở

          Đảng c̣n kia bát phở hóa thành mơ!

 

Về Hồ Chí Minh, vốn đuợc cộng sản tôn vinh như vị thánh sống, như cha già dân tộc, như nhà ái quốc, th́ với Nguyễn Chí Thiện, Hồ Chí Minh chỉ là tên láo khoét

          Không có ǵ qúy hơn độc lập tự do

          Tôi biết nó thằng nói câu nói đó

          Tôi biết nó, đồng bào Miền Bắc này biết nó

          Việc nó làm tội nó phạm ra sao

 Hồ Chí Minh chính là tên tội đồ dân tộc, tên tội phạm lịch sử với tội diệt chủng đáng bị trao cổ như Sadam Hussein:

          Nó là tên trùm đao phủ năm nào

          Hồi Cải Cách đă đem tù đem bắn

          Độ nửa triệu nông dân rồi nói là nhầm lẫn!

Đáng tội nhất là họ Hồ đă nhẫn tâm làm tay sai cho Nga Tàu

          Lúc rụi vào Tàu lúc rúc vào Nga

          Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó..

         

C̣n chủ thuyết cộng sản nói chung, th́ theo Nguyễn Chí Thiện, chỉ là không tưởng, trái với bản chất con người, gieo bao tai họa cho nhân loại:

          Chủ nghĩa Mác chỉ là không tưởng

          Trái với bản chất con người, gieo rắc tai ương

Đó chỉ là chủ thuyết ngoại lai, gieo nọc độc phá nát dân tộc và đất nước

          Học thuyết Mác, một linh hồn u ám

          Không gốc rễ ǵ trên mảnh đất ông cha

          Mấy chục năm phá nuớc phá nhà.

 

Thứ ba, Nguyễn Chí Thiện là con người “đạt nhân”

 Đạo người quân tử của Đại Học đựợc Vuơng Dương Minh quăng diễn gồm 3 chiều của cuộc nhân sinh: Minh Đức-Thân Dân-Chí Thiện. Có thể nói, mang tên Chí Thiện, tác giả Hoa Địa Ngục đă là một lữ khách trần thế, đi trọn con đuờng 3 chiều của Đại Học, vốn được coi là đuờng sống của người quân tử.,

Thứ nhất là “minh đức”. Đây là chiều sâu trong đời sống cá nhân, Nguyễn Chí Thiện đă luôn luôn giữ đuợc một nhân cách cao đẹp dù phải sống trong hoàn cảnh nghiệt ngă nhất. Dựa vào những luận chứng trong tác phảm Trái Tim Hồng của Trần Phong Vũ, tôi không ngần ngại mượn lời của LM Nguyễn Văn Lư, để gọi Nguyễn Chí Thiện là quân tử: “ Tác phong uy nghiêm chửng chạc, bộc lộ một nhân cách hoàn hảo. Ăn nói đúng mức, cẫn trọng. Thái độ văn minh lịch sự như bậc hiền nhân quân tử. Đúng là một nhà trí thức vĩ đại, xứng đáng giải Nobel văn học..”

Nhà văn Trần Phong Vũ cũng đă mô tả Nguyễn Chí Thiện với những lời rất trân trọng: “ Tôi vẫn h́nh dung truớc mắt bóng dáng lừng lững, uy nghiêm chững chạc, khuôn mặt ngẩng cao, luôn nh́n về phía trước với thái độ tự tin nhưng không kiêu ngạo, khiêm tốn nhưng luôn tỏ ra nghiêm nghị, can trường, bất khuất..”

 

Tiếp đến, với thái độ “thân dân” là chiều ngang đưa Nguyễn Chí Thiện đến với tha nhân. Trong hoàn cảnh tù đày khốn khổ, anh đă quên ḿnh và chỉ nghĩ đến bạn tù khác, cho đi hoàn toàn, như LM Nguyễn Văn Lư đă chia sẻ : “Trong những lần đuợc thân nhân hoặc giáo dân tiếp tế, thăm nuôi, tôi thường chia cho anh em bạn tù, kể cả đám tù binh h́nh sự. Khi chia cho Nguyễn Chí Thiện, rất ít khi anh nhận. Anh thường từ tốn t́m cách thoái thác, hoặc chỉ nhận một phần nhỏ. Anh nói “Con ăn ít lắm. Xin cha giữ lại chia cho những anh em cần hơn.”

 

Đối vớc các du sinh và các ca sĩ từ Việt Nam, Nguyễn chí Thiện cũng có cái nh́n cởi mở, có tính cách chiến lược, nhằm thu phục nhân tâm. Theo anh chúng ta nên tiếp cận để cảm hóa, đưa họ gần lại với chính nghĩa quốc gia hơn là tẩy chay kết án “không những chúng ta không nên có thái độ kỳ thị, chống đối hay xa lánh họ, mà tích cực hơn, theo quan điểm của tôi, cần có kế hoạch kết thân với họ..Nếu cộng đồng người Việt tỵ nạn lấy t́nh cảm của người đồng hương đối xử với họ th́ lo ǵ không cảm hóa đuợc họ?”

 

Đặc biệt,Nguyễn Chí Thiện  cũng không tỏ ra dị ứng  với những anh em đă thức tỉnh, ly khai đảng cộng sản để gia nhập chiến tuyến dân chủ, như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Minh Cần..Trần Phong Vũ viết “Giữa lúc bị đánh phá tứ bề như thế, nếu là người chỉ biết thủ thân một cách hẹp ḥi, chắc chắn Nguyễn Chí Thiện sẽ giữ thái độ im lặng. Nhưng không! Trong một thời gian dài, mỗi khi có dịp, tác giả Hoa Địa Ngục là một trong số người mạnh dạn hết lời bênh vực các nhân vật này.”

 

Có thể nói với thái độ thân dân, Nguyễn Chí Thiện đă thật sự “cận nhân t́nh”, đă kết thân và trải ḷng ḿnh cho bất cứ ai là người ở đời, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, giai cấp:

 

          Tôi là bạn của cô gái đĩ

          Ế khách ngồi ngủ gật ở vuờn hoa

          Tôi chẳng có ǵ an ủi cô ta

          Ngoài t́nh cảm chan ḥa và không khinh bỉ

          Tôi là anh của những em nhỏ tí

          Xó chợ đầu đuờng ăn cắp vặt nuôi thân

          Bé ti hon mà tù tôi bao lần

          Miệng tục tĩu, hồn như trang giấy trắng

          Tôi là con lăo ăn mày cay đắng

          Không gia đ́nh tàn phế lắt lay

          Mời lăo xơi một bữa rượu thực say

          Nghe lăo khóc kể những ngày xa cũ

 

Thế đó! Nguyễn Chí Thiện mang một Trái Tim lớn, chan chứa một t́nh yêu viết  hoa dành cho mẹ, cho trẻ em Việt Nam, cho những người  xấu số, cho bạn bè, và cho đồng bào và cho cả nhân loại, kể cả những kẻ thù đă nhẫn tâm đánh phá anh, bôi nhọ và phỉ báng anh. Anh đă thổ lộ với Trần Phong Vũ: “Mọi người nói sao, nghĩ sao cũng đuợc. Riêng tôi, tôi không quan tâm, v́ tôi nghĩ đây chỉ là một sự ngộ nhận khó tránh..Tôi luôn luôn vững tin rằng, trước sau, sớm muộn, sự thật sẽ được bạch hóa thôi..”

         

Vuơn tới đỉnh cao của hành tŕnh làm người, trong chiều đứng, Nguyễn Chí Thiện đă t́m thấy chân lư, như thể một lữ khách kết thúc cuộc hành tŕnh khi đă trở về nhà Cha. Đó là  Đấng Chí Thiện, là  Đấng Toàn Hảo, là Thượng Đế, là Thiên Chúa, mà triết gia Teillard de Chardin gọi là tột đỉnh của ṿng tiến hóa xoắn ốc. Không phải đợi đến ngày lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, tác giả Hoa Địa Ngục mới t́m thấy bàn tay nhân ái của Cha nhân lành, của Đấng Chí Thiện, mà theo Trần Phong Vũ, nhà thơ đă trải qua một cuộc lữ hành lâu dài gọi là “hành tŕnh đức tin”. Trần Phong Vũ viết: “Có thể nói, đă có một quá tŕnh tổng hợp những sự kiện lớn nhỏ dần dà góp phần tạo nên biến chuyển trong đời sống tâm linh Nguyễn Chí Thiện. Khởi thủy, biến chuyển ấy đến từ ngoại giới, cụ thể là những tiếp xúc, gặp gỡ than cận với các nhân chứng trong nhà tù cộng sản, trong đời thường, ở trong nước hay trong 17 năm ở hải ngoại. Từ đây nảy nở hạt mầm cho một niềm tin non trẻ, lần hồi định h́nh sâu đậm để trổ sinh và lớn lên từ chính tâm hồn ông, một tâm hồn thanh khiết, thuần lương với căn tính nhân bản, đôn hậu, yêu thương người, yêu thương sự sống. Và điều này đă trở thành uyên nguyên, cội rễ mời gọi Đấng là Đuờng, là Sự Thật và là Sự Sống, t́m đến chiếm ngụ linh hồn nhà thơ..”

Đấng Chí Thiện đă chiếm ngụ tâm hồn thật sớm, nên thơ anh mang nhiều thần tính:

               Nên giữa xà lim đen tối lụi tàn

          Thơ lại bùng lên âm thầm tỏa sáng

          Khiến ta tự hỏi bàng hoàng

          Lửa thiêng có từ đâu mà tới?

          Từ trên thượng giới

          Trời cho..

Trong những cơn đau quằn quại, h́nh ảnh của Đấng Tối Cao luôn luôn sát cánh bên anh:

               Nén quằn quại, nổi ch́m, đớn đau là thế

          Bạc cả tóc râu dưới đáy vạc dầu

          Ta chỉ ngẩng đầu cầu xin Thượng Đế..

Những ngày chưa mang dấu ấn Kitô với tên thánh Thomas More, Nguyễn Chí Thiện đă thường xuyên đă chấp tay cầu khẩn Thương Đế  như một con chiên ngoan đạo:

          Nếu cuộc đời không, có những ngày mưa

          Thời nắng ấm sẽ hóa thành nắng cháy

          Nhưng Thượng Đế, đời con mưa qúa nửa

          Dột nát lắm rồi! Người ban nắng cho con

 

Sau cùng, Nguyễn Chí Thiện c̣n đó như là một “nỗi oan chưa dứt”

Thật mỉa mai, một con người sống thực như thế, trong một cuộc đời bất hạnh như thế, và với một trái tim hồng, thắm đượm t́nh nhà, t́nh nuớc và t́nh nguời tuôn chảy thành những lời thơ đanh thép tuyệt vời như thế, mà lại là nạn nhân của những xỉa xói, xuyên tạc, bôi bẩn do những ng̣i bút thiếu lương thiện, những định kiến qúa hẹp ḥi với những suy luận thật vu vơ!  Khi c̣n tại thế, anh đă mỉm cười khi người ta gọi anh là Nguyễn Chí Thiện giả, đạo thơ người khác để tạo thanh danh cho ḿnh, hay hơn nữa, là tên có mồi của cộng sản do Hà Nội dàn cảnh, cho ra hải ngoại để xâm nhập cộng đồng người Việt chống cộng. Anh đă thực thi đúng theo lời tâm nguyện của Thánh Francis of Assisi “Đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lư vào chốn lỗi lầm”.Hôm nay, trên Thiên Đàng, trong ṿng tay Cha từ ái, chắc anh cũng đang mỉm cuời, nh́n xuống trần gian mà thương hại cho những ng̣i bút bị bẻ cong, những đầu óc qúa nông cạn với những xỉa xói đầy ác ư. Nhưng anh Thiện ơi! Tuy nỗi oan vẫn chưa dứt, mây mù c̣n đó, với những nét mực thâm tím mà Bùi Minh Quốc gọi là  “một thời đểu cáng đă lên ngôi” . Nhưng chúng tôi chắc tâm rằng, những nét mực thiếu luơng thiện sẽ bị xóa nḥa, ánh sáng sẽ làm tan đi bóng tối oan khiên, để trả lại Sự Thật cho lịch sử văn học, trả lại sự trong sáng cho anh và thơ của anh, để Trái Tim Hồng măi măi rung nhịp yêu thương… Bên anh có Trần Phong Vũ, Huỳnh Lương Thiện, Nguyễn Tấn Thọ Đinh Quang Anh Thái, Bùi Văn Phú và chúng tôi, cùng với những người bạn ở xa như Đỗ Mạnh Tri, LS Trần Thanh Hiệp, Thụy Khuê, BS Phạm Hồng Sơn và  Jean Libby..Tất cả chúng tôi sẽ măi ấp ủ Trái Tim Hồng! Hăy mỉm cuời đi nhé anh Thiện..

                                                                                   Ngô Đức Diễm