NGUYỄN CHÍ THIỆN
VÀ "VẠN NGÀN CƠN THÁC LOẠN"
Nguyễn Ngọc Bích
Cũng như rất nhiều người, tôi được biết đến thơ Nguyễn Chí Thiện từ ngày nó mới là "Tiếng Vọng Từ Đáy Vực" của một thi-sĩ "vô danh," nghĩa là từ tháng 9 năm 1980 khi Thời Tập của hai anh Viên Linh và Nguyễn Hữu Hiệu in tập thơ ra ở Arlington, Virginia.
Mà "vô danh" thật v́ dù như chúng ta có biết tác-giả đích-xác của tập thơ là Nguyễn Chí Thiện th́ tên anh, cho tới lúc bấy giờ, không ai ở hải-ngoại biết ǵ về anh. Ở trong nước th́ t́nh-h́nh có hơi khác. Nếu người ta truyền miệng thơ của anh từ những năm 1960 th́ cũng không có mấy người biết tác-giả của nó là ai. Bởi biết là rất nguy-hiểm, có thể vào tù như chơi. Nhưng một khi đă vào tù rồi th́ t́nh-h́nh có hơi khác. Chúng ta có những chứng-từ từ Vũ Thư Hiên (trong Đêm giữa ban ngày dù như anh Hiên không nhớ được hoàn-toàn như thơ của Nguyễn Chí Thiện ghi lại sau này), từ Kiều Duy Vĩnh (nay đă mất nhưng ngày ông sang Mỹ thăm bạn bè, ông đă đọc thuộc ḷng được cho một số người nghe thơ của Nguyễn Chí Thiện mà ông đă học được từ chính tác-giả ở trong tù), từ ông Hùng ba của chị Vũ Triều Nghi (nhân-vật được mô-tả trong bài thơ "Bóng hồng dương thế," bài cuối của tập thơ Hoa Địa Ngục do Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông in ra) v.v...
Tập thơ gây chấn-động
Nhưng dù "vô danh" tập thơ Tiếng vọng từ đáy vực (mà khi Văn Nghệ Tiền Phong in ra th́ lại đặt tên cho nó là "Chúc thư của một người Việt Nam," một tên hơi nhạt nhẽo, vô thưởng vô phạt) vẫn gây chấn-động khi nó ra ngoài này. Phạm Duy gần như liền lập-tức phổ 10 bài thơ trong đó thành tập Mười Bài Ngục Ca do Nguyễn Hữu Hiệu tung ra cuối năm 1980. Buổi đọc thơ Nguyễn Chí Thiện đầu tiên, có dịch sang tiếng Anh, là do Hội Sinh-viên VN tại UC Berkeley với sự tiếp tay của anh Bùi Văn Phú và năm tù-nhân của CSVN (Nguyễn Hữu Hiệu, Đoàn Văn Toại...). Rằng thơ chống Cộng sâu sắc vang lên ở "ḷ phản chiến" Berkeley vào ngày Lễ Lao Động (lúc 7 giờ chiều thứ Sáu, 1 tháng 5/1981) chỉ sáu năm sau khi chiến-tranh VN kết thúc phải kể là một thành-tựu không nhỏ do chính tuổi trẻ VN thực-hiện trên đất Mỹ.
Chưa đầy hai năm sau, Phạm Duy lại phổ nhạc thêm 10 bài nữa để thành tập song ngữ Ngục Ca / Prison Songs do Hội Văn-hoá VN tại Bắc-Mỹ, VICANA, in ra vào tháng 9/1982. Đến đây th́ chúng ta đă biết tác-giả của những bài thơ kia đích-xác là Nguyễn Chí Thiện và một đặc-điểm của tập Ngục Ca song ngữ này là toàn-bộ 20 bài đều được chuyển thành "English singing versions," nghĩa là những lời Anh trong đó đều có thể hát được theo nhạc-điệu thơ phổ nhạc của Phạm Duy.
Tập Ngục Ca này đến cuối năm đó lại được Quê Mẹ ở Pháp in lại với thêm bản dịch sang tiếng Anh của Penelope Faulkner và bản dịch sang tiếng Pháp của Vơ Văn Ái thành một tập tam ngữ NGỤC CA / Chants de prison / Prison Songs với những nhận-định của nhiều văn-thi-sĩ quốc-tế như Paul Goma (Rumani), Pierre Kende (Hunggari), Eduardo Manet (Cuba), Vladimir Maximov (Nga), Leonid Plioutch (Ukraina), Alexander Smolar (Ba-lan), Pavel Tigrid (Tiệp-khắc), nghĩa là đến đó th́ thơ của Nguyễn Chí Thiện đă thành một tiếng thơ quốc-tế được người ta trọng vọng. Nhà văn, nhà thơ và giáo-sư đại-học người Đức, ông Erich Wolfgang Skwara, đă gặp thơ Nguyễn Chí Thiện ở Madeira trong một hội-nghị của Văn Bút Quốc Tế và từ đó ông "đă đặt [thơ ông] lên cùng bệ đá với những thần-tượng thơ khác của tôi như Rimbaud, Trakl và Hölderlin, nghĩa là tôi đặt ông ngang hàng với những nhà thơ lớn nhất của chúng ta, của cá-nhân tôi cũng như của nhân-loại."
Nhưng sở dĩ thơ Nguyễn Chí Thiện bay cao và xa được như vậy cũng một phần nhờ ông có được những dịch-giả có hạng lo dịch sang nhiều thứ tiếng. Thơ của ông được Nguyễn Hữu Hiệu dịch sang tiếng Anh và giới-thiệu trong Index on Censorship vào tháng 6/1982 rồi được chính tôi giới-thiệu trong một bài dài trên tuần-báo Asiaweek ở Hồng-kông trong số ra ngày 30/7/1982. Chính bài này, "A Voice from the Hanoi Underground" ("Một tiếng nói chui ở Hà-nội"), có kèm theo hơn 10 bài thơ dịch từ Hoa Địa Ngục, đă được BBC World Service chuyển tải ra với thế-giới làm cho thơ của Nguyễn Chí Thiện, lúc bấy giờ c̣n ở trong tù, nổi tiếng khắp năm châu. Từ đó, thơ của ông tiếp-tục được dịch sang nhiều thứ tiếng khác, như dịch sang tiếng Tiệp bởi Jachym Topol (trong báo Revolver) hay Dominique Delaunay dịch sang tiếng Pháp dựa lên những bản dịch sang tiếng Anh của cá-nhân chúng tôi.
Nhưng song song, cùng thời-gian đó, cũng có những nỗ lực của người khác dịch thơ Nguyễn Chí Thiện. Ở Mỹ th́ Nguyễn Thị Hằng dịch 129 bài rút từ tập Chúc thư của một người Việt Nam (do Văn Nghệ Tiền Phong in ra) trong khi ở Đức th́ Bùi Hạnh Nghi dịch thành cuốn Echo aus dem Abgrund, được ghi rơ ràng ngay nơi b́a là dịch từ tập Tiếng vọng từ đáy vực. G.S. Huỳnh Sanh Thông ở Yale trong thời-gian này cũng dịch khoảng một nửa tác-phẩm này, tương-đương với Hoa Địa Ngục I, dưới tít chính-xác là Flowers from Hell do tiết-lộ của G.S. Patrick J. Honey ở Anh qua một bức thư trong đó ông Honey cũng cho biết tên tác-giả đích-xác là Nguyễn Chí Thiện. Hai bản dịch của Nguyễn Thị Hằng và Huỳnh Sanh Thông ra gần như vào cùng lúc, tức năm 1984. C̣n bản Đức-dịch của anh Bùi Hạnh Nghi th́ tới bảy năm sau mới ra mắt độc-giả, tuy-nhiên vẫn c̣n sớm hơn bản dịch sang tiếng Pháp của B.S. Nguyễn Ngọc Quỳ và nhà thơ Dominique Delaunay, xuất hiện chín năm sau (2000).
Đồng-hành với Anh
Phần tôi, tôi đồng-hành với anh Nguyễn Chí Thiện từ khá sớm. Dịch anh từ lúc thơ của anh mới ra ngoài này, tôi có lẽ chỉ chậm chân hơn anh Nguyễn Hữu Hiệu một tí. Nhưng rồi tôi cũng bắt kịp với anh Hiệu khá nhanh:
Tháng 7/1982, tôi có bài trong Asiaweek giới-thiệu thơ anh và dịch trên 10 bài.
Tháng 9/1982, Hội Văn-hoá VN tại Bắc-Mỹ của tôi in Ngục Ca / Prison Songs, dịch 20 bài thành hát được. Sau tăng bổ, cuốn này được Quê Mẹ ở Pháp in ra thành ba thứ tiếng. Cuối năm 1996, nhóm Hoa Niên ở Úc lại xin phép in cuốn song ngữ của tôi để phổ-biến ở Úc.
Tháng 10/1989, Văn Bút Miền Đông in ra tuyển-tập tiếng Anh War & Exile: A Vietnamese Anthology ("Chiến-tranh và Lưu đày: Tuyển-tập Thơ văn VN Hiện-đại") nhằm giới-thiệu văn-học VN với thế-giới nhân Hội-nghị Văn Bút Quốc Tế ở Montréal, Canada. Trong tập có giới-thiệu 30 trang thơ Nguyễn Chí Thiện. Ít năm sau, Jachym Topol dịch thơ anh sang tiếng Tiệp là dựa vào mấy bản Anh-dịch của tôi.
Trước cả khi anh Thiện qua Mỹ, Văn Bút VN Hải Ngoại, thời anh Viên Linh làm Chủ-tịch (1991-1993), đă đề nghị trao Giải Nobel Văn-chương cho Nguyễn Chí Thiện (hồ-sơ do Nguyễn Ngọc Bích đệ nạp vào năm 1993).
Một tuần sau khi anh Thiện đến Mỹ, vào ngày 8/11/1995, anh được mời lên Quốc-hội điều trần về t́nh-trạng nhân-quyền ở VN (Nguyễn Ngọc Bích thông-dịch).
Ngày 26/11/1995, anh ra mắt đồng-bào Thủ-đô Hoa-kỳ ở Trường Luật George Mason University trước một cử-toạ kỷ-lục, ngồi chặt cứng giảng-đường.
Ngày 21/4/1996, ra mắt tập Anh-dịch song ngữ Hoa Địa Ngục / The Flowers of Hell do Nguyễn Ngọc Bích dịch gần như toàn-bộ Hoa Địa Ngục I (khoảng 5/6 trên 400 bài), cũng ở Trường Luật George Mason.
Để chuẩn-bị cho chuyến đi sang Úc, tôi dịch thêm một tuyển-tập nhỏ (gần 100 bài) mang tên Hạt Máu Thơ / Blood Seeds Become Poetry (tức Hoa Địa Ngục II).
Cuối năm đó, vào tháng 11 và 12/1996, đi một ṿng nước Úc với anh Nguyễn Chí Thiện theo lời mời của Cộng-đồng Người Việt Tự do Úc-châu (Anh Vơ Minh Cương, Chủ-tịch) đi sáu thành phố và tiểu-bang (Sydney, Melbourne, Canberra, Brisbane, Adelaide, Perth). Đi đâu cũng được đồng-bào đón tiếp với hai cánh tay mở rộng. Thơ của Nguyễn Chí Thiện được một vài chuyên-gia người Úc đánh giá là không thua ǵ thơ của Shakespeare. (Cũng nhân dịp này, ông anh tôi, Nguyễn Ngọc Phách, cũng cho in một tuyển-tập thơ dịch sang tiếng Anh của riêng ông mang tên A Selection of Flowers from Hell do nhóm Hoa Niên in ra ở Melbourne.)
Năm sau, anh Thiện được Nghị-viện các Nhà văn (Parlement des écrivains) ở Âu-châu mời đi dưỡng sức ở Strasbourg, miền Đông nước Pháp giáp giới Đức, là một trong những thành phố tiếp đón những nhà văn như anh và Vũ Thư Hiên làm khách quư. Trong thời-gian ở đây, anh không phải làm ǵ ngoài chuyện, nếu có hứng th́ viết. Mấy năm anh ở Strasbourg và sau đó ở St. Lô, vùng Normandie của Pháp, anh âm thầm làm việc và đi diễn-thuyết. Thời-gian này, có lần anh đă gặp Tổng-thống Pháp François Mitterrand nhân một chuyến đi diễn-thuyết ở Caen về đề-tài "Thơ đă cứu tôi." Tháng 11/1999, tôi sang thăm anh ở St. Lô, được biết anh đang cùng B.S. Nguyễn Ngọc Quỳ ở Paris và nhà thơ Dominique Delaunay dịch một tuyển-tập thơ Hoa Địa Ngục sang tiếng Pháp (để sau này thành tập Fleurs de l'Enfer do Institut de l'Asie du Sud-Est in ra vào năm 2000). Ông Delaunay dịch là dựa vào mấy bản dịch tiếng Anh của tôi.
Về Mỹ ít lâu, tôi nhận được bản thảo tập truyện vĩ đại về kinh-nghiệm Hoả Ḷ của anh mà sau đó, Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông in ra vào năm 2000. Đây gần như chắc chắn là một trong những tập truyện thành công nhất ở hải-ngoại v́ Tổ Hợp đă phải in đi in lại cả thảy 6 lần và cho phép bên Úc in lại một lần. Tập truyện này cũng đă chóng vánh được dịch sang tiếng Anh, Hoả Ḷ / Hanoi Hilton Stories, trong đó tôi có đóng góp một phần (dịch 3 trong 7 truyện), và do Đại-học Yale in ra năm 2007. Một tuyển-tập song ngữ, Hai truyện tù / Two Prison Life Stories, trích từ tập Hoả Ḷ cũng ra năm sau (2008).
Ảnh-hưởng của Nguyễn Chí Thiện c̣n đi xa hơn thế nữa. Bản dịch sang Đức-ngữ của anh Bùi Hạnh Nghi, chẳng hạn, đă gợi hứng cho một nhạc-sĩ người Áo, ông Hugo Mattisch, làm thành một "suite" nhạc khá đồ sộ, lần đầu tiên được tŕnh bầy do một ban giao hưởng đại-hoà-tấu ở Klagenfurt, Áo-quốc (ngày 20/10/1995). Và ở tiểu-bang Bayern miền Nam nước Đức, bản dịch Bùi Hạnh Nghi đă được đưa vào danh-sách các sách nên đọc ở Trung-học.
Trong khi đó, cuốn từ-điển Who's Who in Twentieth-century World Poetry ("Ai Là Ai trong Thi ca Thế-giới Thế-kỷ 20") của Mark Willhardt, in lần đầu ở Anh (Routledge, 2000) và tái-bản hai năm sau ở Đức, đă dành cho Nguyễn Chí Thiện một chỗ trang trọng, dài hơn cả mục dành cho Pablo Neruda, nhà thơ Chile, giải Nobel Văn-chương năm 1971.
Chưa hết, từ năm 2005, Dan Duffy thuộc Viện Đại-học North Carolina ở Chapel Hill, NC, đă tạo-lập ra Vietnam Literature Project (Dự-án Văn-học Việt-nam) với trang nhà www.vietnamlit.org, trong đó Nguyễn Chí Thiện và thơ văn của anh chiếm một chỗ rất vinh-dự. Trong khi đó, ở miền Tây, tại Palo Alto, bà Jean Libby cũng có trang nhà VietAm Review, trong đó bà thu thập tối-đa h́nh ảnh, thơ văn và những b́nh phẩm về Nguyễn Chí Thiện. Cả hai trang nhà đều dùng rất nhiều bản dịch thơ văn của Nguyễn Chí Thiện do tôi dịch. Trang nhà của Dan Duffy lại c̣n có cả một tập truyện vui bằng tranh ("comics") viết và vẽ về Nguyễn Chí Thiện. Có lẽ v́ lư-do đó mà Dan Duffy, một người bạn của Việt-nam, đă bị công-an CS cho biết là anh ta đă bị vĩnh viễn cấm cửa không được vào VN ngày nào mà chế-độ CS c̣n cầm quyền ở đó.
Tới đây, thiết tưởng cũng nên nhắc đến một sản-phẩm cuối đời của anh Nguyễn Chí Thiện, đó là nguyện-ước được thấy tất cả gia-tài đồ sộ thơ của anh được gom vào trong một cuốn sách để đời tương-đương với tập thơ độc-nhất và cũng để đời của Baudelaire, cuốn Les Fleurs du Mal ("Ác-hoa"). Cũng tương-tự, anh đă thực-hiện được giấc mơ này khi anh cộng-tác với Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ để gộp Hoa Địa Ngục I ("Tiếng vọng từ đáy vực" hay "Chúc thư của một người Việt Nam") và Hoa Địa Ngục II ("Hạt Máu Thơ") thành một tập duy nhất 700 bài thơ của anh, kèm theo với h́nh ảnh, nhạc phổ thơ của anh, các b́a sách dịch thơ của anh, trong đó anh đă sửa được cả hàng trăm lỗi c̣n tồn tại trong các ấn-bản trước đó. Bản này mà tiếng Pháp gọi là "édition définitive," bản Hoa Địa Ngục của Tổ Hợp (2006) và tập Hoả Ḷ, cũng do Tổ Hợp in ra, có thể xem là hai "tượng-đài di-sản văn-học" của Nguyễn Chí Thiện.
Sở dĩ tôi phải đi vào chi-tiết như trên đây là để chứng minh rằng, từ một người tù với một niềm tin sắt đá vào công-lư và lẽ phải, Nguyễn Chí Thiện đă vượt lên được tất mọi trở ngại để tự cứu ḿnh. Trước hết là cứu tác-phẩm của ḿnh bằng cách đột-nhập Ṭa Đại-sứ Anh vào tháng 7/1979 để nhờ chuyển "con đẻ" của ḿnh ra với thế-giới và giúp cứu nhân-loại. Thứ nữa là nhờ nổi tiếng sau đó mà người "tù lương-tâm" Nguyễn Chí Thiện đă tự cứu được ḿnh sau khi thế-giới biết đến ông và can-thiệp để CS phải để cho ông đi. Ba là nhờ thơ quá đặc-sắc và tài-năng của ông, ông đă vượt được hết cả những cái nhỏ nhen, dù là đến từ công-an CS hay những người ganh tỵ với ông chỉ v́ họ không có tài như ông, để vươn ra trời cao và biển rộng đem lại sự thật và vinh-dự cho cả một dân-tộc.
"Vạn ngàn cơn thác loạn"
Nguyễn Chí Thiện can đảm, điều đó khỏi nói. Nhưng nếu chỉ can đảm thôi th́ ta có thể ngưỡng mộ anh nhưng anh vẫn không thể thành một nhà thơ lớn. Cái lớn của Nguyễn Chí Thiện nằm ở chỗ anh đánh trúng đối-tượng, từ những cái rất tầm-thường trong đời sống của người dân ("Bà kia tuổi sáu mươi rồi / Mà sao không được phép ngồi bán khoai?") đến cái khôi hài ("Miếng thịt lợn chao ôi là vĩ đại! / Miếng thịt ḅ lại vĩ đại bằng hai!"), ngộ nghĩnh ("Những thiếu nhi điển h́nh chế độ / Thuở mới đi tù trông rất ngộ. / Lon son không phải mặc quần / Chiếc áo tù dài phủ kín chân"), thương tâm ("Trên bước đường tù mà tôi rong ruổi / Tôi gặp hàng ngàn em bé như em.") để rồi cuối cùng điểm thẳng mặt kẻ thù ("Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó")...
Gần đây, tôi có đọc và thương cảm cho những nhà trí-thức lớn ở miền Bắc, những Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo... Tất cả đều chua chát nhận-định vào cuối đời là họ đă bị phản-bội, đánh lừa, đâm sau lưng chiến-sĩ, bế tắc. Sở dĩ vậy là v́ trong tâm tưởng của họ, họ không nh́n ra một sự thay thế. Cân bằng, may ra chỉ có những người đă chọn lựa đi vào Nam, không phải v́ miền Nam là lư-tưởng cao xa ǵ mà chỉ v́ miền Nam mà đem so sánh th́ nhất định hơn miền Bắc. Như vậy, những người chọn vào Nam là chọn cái tương-đối hơn trong thực-tế, c̣n không chọn vào Nam th́ chỉ c̣n mỗi cách là đứng giữa một cái thực-tế chửi vào mặt lư-tưởng với một cái lư-tưởng không thể có được, nghĩa là chông chênh không chỗ đứng. Đó là thảm-cảnh của các trí-thức miền Bắc trong suốt thời CS--cho đến ngày hôm nay--trong khi những Nguyễn Hữu Đang (sau khi vỡ mộng có tính vào Nam nhưng bất thành), Kiều Duy Vĩnh, Nguyễn Chí Thiện... đă giữ được cân-bằng tư tưởng v́ biết rằng bên cạnh cái bất toàn, tệ hại của miền Bắc CS c̣n một chế-độ khác để lựa chọn, không hẳn lư-tưởng nhưng vẫn hơn xa cái thực-tế miền Bắc lúc bấy giờ. V́ vậy mà năm 1975, khi nghe thấy miền Nam tự do thất thủ, Nguyễn Chí Thiện đă thốt lên:
V́ ấu trĩ, thờ ơ, u tối,
V́ muốn an thân, v́ tiếc máu xương
Cả nước đă quy về một mối
Một mối hận thù, một mối đau thương...
để kết thúc:
Miền Nam ơi, từ buổi tiêu tan
Ta sống trọn vạn ngàn cơn thác loạn!
Viết tại Đồng Xuân, Bang Trinh Nữ
cho ngày giỗ đầu Anh Nguyễn Chí Thiện
(28 tháng Chín 2013)